Cây thị

Đánh giá:

 

                   

0/5 (0 bình chọn)


Nguồn gốc: Cây Cảnh Phạm Thương

ĐẢM BÁO ĐÚNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - SẢN PHẨM
**************************************************

*Mọi Thông Xin Vui Lòng Liên Hệ Cây Cảnh Phạm Thương*

Hotline: 0972.762.306  (Ms Thương)

Zalo: 0972.762.306


Cây thị

Cây thị gắn liền với kí ức tuổi thơ bao thế hệ người Việt Nam qua những câu chuyện cổ tích. Cùng Cây Cảnh Phạm Thương tìm hiểu về cây thị nhé !

Giới thiệu về cây thị

- Tên thường gọi: Cây thị
- Tên tiếng Anh:  Diospyros decandra
Cây thị là cây thân gỗ sống lâu năm cây cho bóng mát và cho quả ngọt. Loài cây này gắn liền với làng quê Việt Nam từ thời xa xưa và gắn liền với kí ức tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam qua chuyện cổ tích Tấm Cám.
Quả thị có hương thơm nồng nàn, khi quả chín thịt quả có vị ngọt lịm, mọng nước. Vỏ quả có vị chát, vỏ chín vàng ươm, lúc còn non vỏ quả có màu xanh.
Cây có chiều cao 5 - 6m và có thể sống thành cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi với chiều cao lên tới hơn 20m.
Lá của cây thuôn dài, mọc so le nhau, cuống lá dài và trên mặt lá có phủ lông.
Hoa thị mọc thành từng chùm màu trắng, hoa nở vào tháng 4 - 5 âm lịch và cho quả vào tháng 6 âm lịch. 
Quả thị hình tròn dẹt, quả chín vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Khi quả chín có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm của quả thị có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng. Trước kia mọi người thường đan túi để đựng quả thị, mỗi túi sẽ đựng 1 quả rồi treo ở trong nhà, hương thơm của thị sẽ lan tỏa khắp căn nhà.
 Quả chín có màu vàng,có 6 -8 ngăn thường gọi là múi, bên trong có hạt cứng dài.
Khi ăn quả thị chúng ta thường nắn bóp đều xung quanh quả, để thịt quả mềm nẫu đến nứt vỏ rồi mới ăn. Cách làm như vậy sẽ giảm vị chát của thị và làm cho quả ngọt hơn, mọng nước hơn.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian thì cũng có 1 số loại thực phẩm kị với mùi thơm của thị. Đó là những quả mít chín muộn vào mùa thị chín thì quả sẽ không còn ngọt ngon nữa mà sẽ bị sượng

Bán cây thị

Bán cây thị đẹp

Tác dụng của cây thị

Cây được trồng để lấy bóng mát và trang trí cảnh quan, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí. 
Các bộ phận của cây như: Lá thị, vỏ, hạt, rễ còn được sử dụng để chữa 1 số bệnh trong Đông y. Một số bệnh được sử dụng các bài thuốc từ các bộ phận của thị là : Mẩn ngứa, lở loét, sốt nóng, mụn nhọt, táo bón...

Cách trồng và cách chăm sóc cây thị

- Thị là cây được trồng bằng cách gieo hạt.
- Ánh sáng: Cây ưa nắng và phát triển tốt ở môi trường nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Đất: Cây phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, đất cần thoát nước tốt.
- Nước: Cây cần độ ẩm vừa phải.

 

ĐẢM BÁO ĐÚNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - SẢN PHẨM
**************************************************

*Mọi Thông Xin Vui Lòng Liên Hệ Cây Cảnh Phạm Thương*

Hotline: 0972.762.306  (Ms Thương)

Zalo: 0972.762.306

Các sản phẩm liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Gửi email cho chúng tôi để nhận thông tin về sản phẩm phù hợp dành cho bạn

 

Đang xử lý...